PHÒNG TRỪ BỆNH LEM LÉP HẠI LÚA

Đánh giá bài này
(0 bình chọn)

Bệnh lem lép hạt lúa là tên gọi chung cho hiện tượng hạt lúa bị lửng (bên trong rất ít gạo) hoặc lép (bên trong không có gạo), kèm theo triệu chứng đổi màu vỏ hạt lúa và hạt gạo tùy theo tác nhân gây ra.

 

 

  1. Tác nhân

- Do nhện gié: Thường sống trong các bẹ lá lúa khi mật số cao chúng có thể bò lên trên bông lúa chích hút các gié lúa đang phát triển, những bông lúa bị hại thường mọc thẳng đứng và phần lớn số hạt đều bị lép.

- Do vi khuẩn Pseudomonas glumae làm thối đen hạt, đổi màu hay gây vết trên vỏ hạt.

- Do nấm là chủ yếu: Bipolaris oryzae, Alternaria padwickii, Fusarium sp., Phoma sp., Curvularia lunata, Microdochium oryzae, Pyricularia oryzae, Sarocladium oryzae, Septoria sp., Ustilagonoides nirens, Tilletia barclayana.

 

  1. Triệu chứng

- Lép trắng: là hiện tượng mà hạt lép màu trắng khi mới trổ ra. Nguyên nhân chính của lép trắng là do không được hình thành tế bào hạt phấn, vỏ trấu không được silic hóa và không hình thành chất diệp lục.

- Lép xanh: là hiện tượng do 2 nguyên nhân, (1) trổ ra đã lép sẵn do sự cố trong quá trình hoàn thành hạt phấn, tuy vỏ trấu đã hình thành chất diệp lục, nhưng không hoàn thiện hoa. Nên khi trổ ra vẫn thấy màu xanh. Hoặc (2) gặp điều kiện bất lợi hoa không thụ phấn, thụ tinh và hạt không được hình thành.

- Lép đen: là hiện tượng mà hạt lép có màu đen, nâu đen, do các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, nấm bệnh và cả nhện gié. Bệnh đen lép hạt có thể do nhiều loại nấm bệnh, vi khuẩn khác nhau gây nên.

- Lép vàng: vi khuẩn tấn công sớm (giai đoạn trổ) sẽ làm cho hoa lúa biến màu, vỏ trấu chuyển sang xám nhạt hoặc vàng rơm, hạt lúa bị lép do không thể thụ phấn. Ngoài ra, bệnh còn có thể xuất hiện ở giai đoạn muộn hơn (khi hạt đã vào chắc), lúc này sẽ làm cho hạt gạo bị thối đen và teo tóp lại.

 

  1. Phát sinh gây hại

- Thời kỳ dễ mẫn cảm với bệnh là từ giai đoạn trổ bông đến chín sữa và rơi vào những tháng có nhiệt độ thấp với ẩm độ không khí cao, lượng mưa lớn và số ngày mưa nhiều.

- Lem lép hạt làm ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất lúa, đồng thời tác hại vào vụ sau.

 

  1. Biện pháp phòng trừ

- Dùng giống sạch, giống xác nhận

- Gieo cấy sao cho lúa trổ không trùng vào thời kỳ mưa gió nhiều, khi lúa có đòng và trổ không để ruộng bị khô hạn.

- Bón phân đầy đủ và cân đối, bón phân theo màu lá lúa dựa vào bảng so màu hoặc theo kỹ thuật “không ngày, không số”.

- Phòng trừ tốt các loài sâu bệnh phát sinh vào giai đoạn đòng và trổ sẽ làm giảm bệnh lem lép hạt.

- Cần phòng trừ cỏ dại trong ruộng cũng như trên bờ ruộng.

- Phun phòng bệnh lem lép với các loại thuốc

* Thuốc trừ nhện gié

            Emaben 60SG: pha 2 g/ 16 lít nước

            Eska 250EC: pha 8 – 10 ml/ 16 lít nước

            Jojotino 350WP: pha 12 g/ 16 lít nước

* Thuốc trừ vi khuẩn

Kozuma 3SL: pha 20 – 25 ml/ 16 lít nước

Benita 250WP: pha 26 – 32 g/ 16 lít nước

* Thuốc trừ nấm

            Moneys 325SC: pha 10 – 15 ml/ 16 lít nước

            Hanovil 10SC: pha 30 ml/ 16 lít nước

            Activo 750WP: pha 6 – 8 g/ 16 lít nước

* Thuốc trừ nấm và vi khuẩn

            Tigon Diamond 800WP: pha 30 – 40 g/ 16 lít nước

 

F Bà con nên áp dụng quy trình phòng trừ lem lép hạt như sau

+ Phun lần 1: Trước khi trổ hoặc trổ lẹc xẹc

Activo 750WG/Moneys 325SC + Tigon Diamond 800WP + Benita 250WP Emaben 60SG

 

+ Phun lần 2: Sau khi trổ hoặc trổ đều

Activo 750WG/Moneys 325SC + Tigon Diamond 800WP + Benita 250WP Emaben 60SG

Xem 2307 lần

Gửi bình luận

Thông tin bắt buộc phải nhập(*).

Nhà máy HP

  • Địa chỉ: Lô MD3, KCN Đức Hòa 1 - Hạnh Phúc, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Điện thoại: 02723.778.247

 

Chi nhánh Hà Nội

  • iconĐịa chỉ: Số 9, Ngõ 189/2 đường Giảng Võ, P. Cát Linh, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội
  • iconEmail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • iconĐiện thoại: 02435.123.546

Bản đồ

Top